Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Tập đoàn Mai Linh dùng phần mềm không bản quyền

Đoàn thanh tra liên ngành giữa bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với lực lượng phòng cảnh sát chống tội phạm công nghệ (C50) đã thực hiện một cuộc kiểm tra đột xuất tại tập đoàn Mai Linh và phát hiện một số lượng lớn phần mềm không có bản quyền đang được sử dụng tại tập đoàn này.

>> Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam giảm được 2%
>> TopCare và Báck Khoa vi phạm về sử dụng phần mềm lậu
>> Microsoft kiện 2 công ty Trung Quốc sử dụng phần mềm lậu
>> Hãng Microsoft kiện công ty làm giả đĩa Vista, XP
>> Bị bắt vì kinh doanh Windows 7 không bản quyền

Mai Linh là một trong những doanh nghiệp vận tải lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Internet

Mai Linh là một trong những doanh nghiệp vận tải lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Internet

Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra hai trụ sở của tập đoàn Mai Linh tại TP. Hồ Chí Minh: Hai Bà Trưng, quận 1 và một trụ sở khác tại phố Huỳnh Tấn Phát, phường Tân Thuận Đông, quận 7. Trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, các nhà chức trách phát hiện một lượng lớn các phần mềm không bản quyền của Microsoft tại đây, bao gồm 1 phiên bản Microsoft Windows 7, 1 phiên bản Microsoft Office 2007, 4 phiên bản Microsoft Office 2003, 3 bản Microsoft Server 2003, và 56 phiên bản Microsoft Windows XP và một số phần mềm khác như Lacviet, Adobe…

Không những là một tập đoàn lớn hoạt động trong nhiều ngành nghề tại Viêt Nam, tập đoàn Mai Linh còn mở rộng dịch vụ vận tải tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 2008. Với những kinh nghiệm đã có khi hoạt động kinh doanh tại nước ngoài, tập đoàn Mai Linh lẽ ra phải hiểu hơn ai hết những hậu quả họ sẽ nhận được nếu vi phạm luật.

Mỹ là một thị trường lớn, tuân thủ luật pháp, họ luôn đánh giá cao các doanh nghiệp tôn trọng luật Sở hữu Trí tuệ. Vì vậy, nếu thông tin về việc tập đoàn Mai Linh bị phát hiện dùng phần mềm không bản quyền lan sang Mỹ, công việc kinh doanh vận tải của tập đoàn tại đây chắc hẳn sẽ bị ảnh hưởng.

Theo nhiều cuộc điều tra, việc dùng phần mềm lậu gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều mặt hơn rất nhiều chứ không chỉ trong ngành công nghiệp này. Việc dùng phần mềm lậu sẽ gây gây thiệt hại cho các nhà bán lẻ địa phương và các công ty dịch vụ; làm giảm doanh thu thuế; tăng nguy cơ tội phạm công nghệ cao cũng như các vấn đề an ninh mạng.

Một nghiên cứu mới đây do IDC tiến hành cho Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) chỉ ra rằng, nếu việc sử dụng phần mềm lậu giảm đi 10% trong 4 năm có thể mang lại hàng tỉ đô la phát triển kinh tế và tạo ra hàng trăm nghìn việc làm mới.

Theo VnMedia


Link to full article

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến