Không thể phủ nhận điện toán di động ngày nay giúp ích rất lớn tới hiệu quả làm việc, song chính nó lại là nguyên nhân khiến một bộ phận nhân viên kiệt sức.
>> 11 điều không nên khi sử dụng điện thoại
>> Căn bệnh nghiện điện thoại đang gia tăng
>> Nielsen: Phụ nữ Mỹ chuộng sử dụng smartphone hơn nam giới
>> Đàn ông nên có smartphone
>> Muốn sống thọ, đừng mang smartphone và tablet lên giường
Người lao động bị smartphone “gông cùm” sau giờ làm việc.
Thiết bị di động: Gánh nặng sau giờ nghỉ
Chuyên gia tư vấn Deborah đã thuyết phục hàng trăm đồng nghiệp luôn làm việc không ngừng hãy đặt điện thoại xuống và ngừng làm việc cũng như ngừng kiểm tra email suốt cả đêm. Thực tế, thời gian nghỉ ngơi của mỗi người chỉ diễn ra tuần một lần. Đó là lí do Công ty tư vấn Boston (BCG) thí nghiệm chương trình về thời gian nghỉ ngơi cho mọi người. Kể từ khi được giới thiệu rộng rãi năm 2009, hơn 900 nhóm nhân viên nội bộ đã tham gia, và giờ chương trình trở thành tiêu chuẩn trong hầu hết các văn phòng BCG tại Bắc Mỹ và châu Âu. Mỗi nhân viên sẽ thực hiện theo thời khóa biểu nghỉ ngơi để có thời gian thoát khỏi email mỗi đêm một tuần, không bao gồm cuối tuần.
Lovich – trưởng nhóm nhân viên BCG tại Boston đã phát triển chương trình cùng Giáo sư đại học Havard Leslie Perlow. Nghiên cứu của Perlow năm 2005 chỉ ra các chuyên viên tư vấn BCG không chỉ kiệt sức vì thời gian làm việc kéo dài mà còn không bao giờ dự đoán hay kiểm soát được khi nào thoát khỏi công việc.
Vấn đề của họ chính là những chiếc BlackBerry và thiết bị di động khác. Nhân viên BCG cảm thấy áp lực phải trả lời email của ông chủ và khách hàng ngay lập tức, ngay cả khi không quá cấp bách. Phản hồi tin nhắn sẽ gây ra phản ứng email dây chuyền cho tới khi đi ngủ.
Trong cuốn sách “Đi ngủ với smartphone: Cách phá vỡ thói quen 24/7 và thay đổi cách làm việc” của Perlow, bà cho rằng câu hỏi cơ bản ngày nay phải là: làm thế nào để định nghĩa từ “làm việc”? Khi bạn đang ở bãi biển và nghĩ rằng mình phải kiểm tra email ngay bây giờ thì có phải làm việc không?
Khảo sát 1.600 quản lí từ nhiều công ty, Perlow nhận thấy khoảng một nửa kiểm tra email liên tục trong khi đang đi nghỉ mát hay trước giờ ngủ. Một số không dừng lại ở đó: 26% thừa nhận rằng họ còn mang thiết bị lên giường đi ngủ cùng.
Dù thông tin liên lạc kĩ thuật số và máy tính giúp làm tăng hiệu quả lao động, có bằng chứng cho thấy sử dụng smartphone “quá liều” cũng ảnh hưởng xấu tới công việc. Ví dụ, theo thống kê của Perlow, các nhà tư vấn không gắn bó với thiết bị di động cảm thấy hạnh phúc hơn với việc làm của mình hơn những người khác. Họ cũng làm việc hiệu quả hơn.
Tách nhân viên khỏi điện toán di động
Một số công ty, đặc biệt tại châu Âu đang bắt đầu thực thi thời gian tránh xa email trong những giờ không phải giờ làm việc. Hãng xe hơi Volkswagen đã lập trình máy chủ email để ngừng gửi tin nhắn tới nhiều nhân viên tại Đức sau khi kết thúc ca làm việc. Atos Origin, một Công ty CNTT của Pháp lên kế hoạch chấm dứt email nội bộ công ty vì cho rằng hoàn toàn lãng phí thời gian. Chỉ 15 trong số 100 email nhân viên trung bình nhận hàng ngày là hữu dụng.
Không chỉ là vấn đề nghỉ ngơi, trong một số ngành nghề, email và web được xem là yếu tố cản trở quá trình ra quyết định khi làm việc. Một số chuyên gia đầu tư mạo hiểm cho rằng máy tính bảng và điện thoại nên bị cấm khỏi các cuộc họp hội đồng. Tại bệnh viện, các chuyên gia lo ngại thiết bị khiến “bác sĩ bị phân tâm”. Ranh giới mờ nhạt giữa cuộc sống công sở và cá nhân không chỉ ảnh hưởng tới lớp “cổ cồn trắng”. Công nhân cũng sử dụng điện thoại di động. Tại Brazil, Chính phủ đã thông qua luật yêu cầu chủ lao động trả tiền làm ngoài giờ cho nhân viên dùng smartphone tại nhà để trả lời email công việc.
Tại Mỹ, trung sĩ Jeffrey Allen đang kiện vì không nhận được thù lao ngoài giờ cho việc kiểm tra và trả lời email, điện thoại, tin nhắn liên quan tới công việc khi đang ở nhà bằng thiết bị được phát. Vụ kiện là một trong những ca thử nghiệm tính hiệu quả của Đạo luật Tiêu chuẩn lao động công bằng Mỹ áp dụng với smartphone.
Paul Geiger, luật sư của Allen và đồng thời là tư vấn viên cho công đoàn cảnh sát thành phố Chicago lên tiếng: “Nếu ông chủ muốn “đeo gông vào cổ” nhân viên và buộc họ làm việc ngoài giờ, tôi nghĩ họ nên trả tiền cho điều đó”.
Theo ICTnews
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét